Làm thế nào để khuyên người nhà cai nghiện ma túy
Lượt xem: 89915Khuyên người nhà hợp tác cai nghiện ma túy là câu hỏi được các gia đình quan tâm nhiều nhất bởi sự khó khăn, phức tạp trong quá trình làm tâm lý cho người nghiện.
Nhiều gia đình khi gọi điện tới trung tâm rất thẳng thắn rằng: "Tôi chỉ muốn đưa công an vào bắt đi ngay lập tức, đưa vào trại nhốt lại".
Tuy nhiên đó không phải là giải pháp tốt trong việc điều trị cai nghiện ma túy cho người nghiện, bởi với cách ép buộc như vậy sau khi người nghiện trở về môi trường cũ, tỉ lệ tái nghiện cao và trong thời gian cai nghiện sẽ khó khăn khi họ luôn ức chế tâm lý.
Trong bài viết này, trung tâm sẽ chia sẻ với quý vị các tình huống mà cán bộ thường gặp khi tư vấn cho các bệnh nhân của trung tâm và cách khắc phục để đạt hiệu quả trong việc: "Làm thế nào để khuyên người thân cai nghiện ma túy".
Nội dung bài viết gồm nhiều thông tin hữu ích cho gia đình nhằm giúp các gia đình hiểu hơn về suy nghĩ của người nghiện, cách phát hiện - xét nghiệm khi con em mình dùng ma túy và phương pháp điều trị cai nghiện hoàn toàn (gồm 2 giai đoạn cắt cơn + phục hồi sau cắt cơn).
Mục lục [Ẩn]
1- Tìm hiểu lý do người thân dùng ma túy
Trong quá trình hỗ trợ cho các gia đình có người thân sử dụng ma túy, cán bộ trung tâm cũng gặp đa dạng các trường hợp không muốn cai nghiện và khi khuyên nhủ người nghiện nhiều gia đình có thể cũng chưa đủ quyết tâm, kiên trì, cũng như kiến thức về tác hại của ma túy, quy trình cai nghiện ma túy, nên chưa thuyết phục được người nghiện hợp tác.
Có nhiều gia đình cùng rất thẳng thắn chia sẻ: ”Gia đình cũng không có người chăm sóc người nghiện khi cai vì đều phải đi làm. Có khuyên nhủ người nghiện vài lần nhưng không nghe nên đành chịu”. Hãy quyết tâm hơn nữa bởi khi gia đình bạn còn cố gắng kéo người thân rời xa ma túy, bạn sẽ tìm ra phương pháp, có thể là khi bạn nói chuyện, chia sẻ với chúng tôi.
Chúng ta cùng xem thử có các trường hợp nào sử dụng ma túy và cách thuyết phục các trường hợp đó ra sao. Và chúng tôi cũng mong các bạn hãy chia sẻ thêm các trường hợp khác để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện bài viết.
1.1- Bất mãn với gia đình hay chán nản cuộc sống
Tâm lý bất mãn, chán nản là nguyên nhân đẩy người thân bạn về phía ma túy
Một số trường hợp nghiện ma túy do bất mãn với gia đình dẫn tới việc sử dụng ma túy như một giải pháp giảm buồn chán, quên đi những mệt mỏi ức chế nhưng sau khi sử dụng 1 thời gian họ lệ thuộc và càng chán nản khi thiếu ma túy, những trường hợp này khi gặp cán bộ tư vấn (hoặc người chịu lắng nghe - dù không phải người thân trong gia đình) tạo được niềm tin cho họ, họ sẽ mở lòng chia sẻ chân thành và cùng với sự phối hợp của gia đình, không khó để khuyên họ từ bỏ.
Những trường hợp này cần kiên trì lắng nghe, có một lần tôi đã từng ngồi nghe một bạn chia sẻ liên tục 4 tiếng liền về những nỗi buồn chán mà bạn ấy đang phải chịu đựng, đương nhiên cuối buổi nói chuyện bạn ấy tự hỏi về cách để thoát khỏi ma túy mà không cần tôi phải khuyên nhủ thêm.
1.2- Giao lưu với bạn nghiện và thiếu kiến thức về ma túy
Hãy chọn bạn mà chơi
Một số khác do chưa hiểu về tác hại của ma túy, đồng thời giao lưu với bạn bè có sử dụng ma túy nên đã dùng thử cho biết và bị kích thích, lệ thuộc dần vào ma túy. Những trường hợp này người nhà cần tìm hiểu về tác hại của ma túy, càng hiểu rõ càng có nhiều lợi thế trong việc khuyên người nghiện từ bỏ.
Trường hợp này chủ yếu rơi vào các bạn trẻ, học sinh, sinh viên, thanh niên sử dụng tem giấy, bóng cười, cần sa, tài mà, những bạn này cũng có thể có tìm hiểu nhưng chưa đầy đủ thông tin về ma túy nên cho rằng ma túy không có hại mà chỉ là kích thích tạm thời, thậm chí các bạn ấy còn cho rằng hút cần sa là có lợi cho sức khỏe.
Chúng tôi đã có một bài viết riêng phân tích về cần sa để giúp các bạn tìm hiểu thêm về các loại cần sa và tác hại mỗi loại.
Giới thiệu tới bạn >>> Phương pháp cai nghiện cần sa thành công ngay tại nhà
Với trường hợp này, ngoài việc tìm hiểu về chất ma túy người nghiện sử dụng, gia đình cần biết về môi trường bạn bè mà người nghiện đang giao lưu nhằm mục đích cách ly hoàn toàn, đồng thời hãy tìm hiểu về lý do dẫn tới lần sử dụng đầu tiên vì với đa số trường hợp đó chính là mấu chốt quyết định tâm lý sử dụng ma túy.
Nếu bạn nghiện cùng môi trường sống hoặc là bạn bè cùng trường lớp, đầu tiên hãy nghĩ tới việc thay đổi nơi sống hoặc nơi học tập của người nghiện.
Nếu không thể hãy tìm cách làm quen với những đối tượng con em mình đang giao lưu để cùng phối hợp với những phụ huynh khác, tìm sự hỗ trợ từ những bạn bè lành mạnh của con em mình, hoặc từ giáo viên nhằm giám sát bí mật.
Trường hợp xấu những cách này không khả quan, hãy tìm tới sự can thiệp của cơ quan chức năng để hỗ trợ tạo áp lực cho người nghiện, và đây là cách vạn bất đắc dĩ bởi như tôi đã nói, tạo áp lực về tâm lý không phải giải pháp tốt.
Đồng thời gia đình vẫn luôn tìm hiểu thêm về cách suy nghĩ của con em mình nhằm tìm sự đồng cảm.
1.3- Áp lực công việc
Ức chế tâm lý, áp lực công việc là 1 trong 3 tác nhân gây tái nghiện
Có những người sử dụng ma túy để kích thích thần kinh với mong muốn tăng hiệu quả làm việc, những bạn này thường rơi vào các chủ doanh nghiệp, các bạn kinh doanh, doanh nhân có tầm hiểu biết. Muốn khuyên nhủ những trường hợp này bỏ ma túy cần có biện pháp giúp họ giải quyết các căng thẳng công việc.
Có thể họ hoàn toàn hiểu về tác hại của ma túy nhưng họ không có khả năng từ bỏ bởi áp lực công việc hay môi trường bia rượu tiếp khách, thậm chí môi trường làm việc cũng có người dùng ma túy, đây là 3 tác nhân gây thèm nhớ cần tránh trong thời gian cai nghiện thì những trường hợp này lại không thể tránh được.
Hãy tìm cách sắp xếp để người khác có thể thay thế hỗ trợ họ trong công việc, giúp họ được nghỉ ngơi, thư giãn trong thời gian điều trị cai nghiện ma túy. Với những trường hợp này, thường họ vẫn nghe gia đình phân tích và dĩ nhiên gia đình vẫn nên hiểu về các hội chứng của ma túy nhằm giúp họ vượt qua trong thời gian cắt cơn.
1.4- Thích thì dùng thôi, tôi tự bỏ được
Trường hợp cuối cùng tôi muốn nói tới, là những bạn sử dụng lén lút hoặc công khai với suy nghĩ “tôi tự bỏ được” nhưng càng ngày càng lún sâu vào ma túy.
Những bạn này thường bảo thủ và ngang bướng nên gia đình ngoài kiên trì, hãy tìm một người có tiếng nói, có uy tín với người nghiện để cùng trao đổi tìm cách thuyết phục.
Các bạn trong trường hợp này có thể cũng thuộc trường hợp 1 và 2 nhưng họ hoàn toàn không muốn nghe gia đình khuyên nhủ.
Đây là trường hợp khó khăn nhất bởi khi không muốn lắng nghe, họ chưa có suy nghĩ sẽ từ bỏ. Họ thường dùng ma túy như một cách thể hiện đẳng cấp hoặc hưởng thụ thú chơi ngông độc hại này.
Trường hợp này cần nhiều áp lực hơn như làm việc với chính quyền để khiến họ phải có lựa chọn từ bỏ hoặc bị đưa đi cai nghiện bắt buộc.
Phát hiện và khuyên người nghiện là giai đoạn khó nhất trong quá trình điều trị cai nghiện ma túy, để khuyên nhủ được người nghiện, không còn cách nào khác là bạn cần kiên trì và quyết tâm hơn chính họ.
Trước khi khuyên nhủ, bạn cần có bằng chứng xác thực việc họ có sử dụng ma túy, vấn đề phát hiện người nghiện có dùng ma túy, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thêm ở những phần tiếp theo nói về xét nghiệm ma túy.
2- Quy định về cai nghiện bắt buộc
Các gia đình cũng nên tìm hiểu thêm để biết về các quy định bắt buộc đối với những người sử dụng ma túy, nhằm có cái nhìn tổng quát hơn trong việc thuyết phục con em nhà mình hợp tác cai nghiện ma túy.
Theo quy định của Điều 96 - Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:
– Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
– Việc đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.
– Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3, nghị định số: 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 gồm:
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Nghị định Số: 136/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP của chính phủ
Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP có ghi rõ:
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy.
3. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định.
Như vậy nếu người thân của bạn có 2 điều kiện sau thì sẽ bị áp dụng đưa đi cai nghiện bắt buộc:
+ Là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên
+ Đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc được giáo dục nhiều lần tại xã, phương, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định.
3- Tác hại, biểu hiện nhận biết người dùng ma túy
Để thuyết phục người thân cai nghiện ma túy gia đình không thể không biết về tác hại của ma túy. Tùy theo các tiền chất của loại ma túy đó mà hội chứng cai ma túy xảy ra đối với người dùng sẽ khác nhau, và các bạn cũng cần lưu ý, hội chứng cai thường xảy ra khi người dùng ma túy thiếu ma túy, nghĩa là khi họ cai - tạm ngừng sử dụng.
Heroin thuốc phiện thì khiến người dùng lệ thuộc nặng - khi cai sẽ vật vã đau nhức cơ thể, khó bỏ, nguy cơ mắc các bệnh xã hội cao do tiêm chích, có thể tử vong nếu sốc ma túy trong khi sử dụng.
Ma túy đá và các loại ma túy gây ảo giác sẽ khiến người nghiện dần thay đổi tính cách, loạn thần mất kiểm soát, hung hãn nóng nảy hơn, nguy cơ mắc các bệnh xã hội do quan hệ tình dục bừa bãi, nguy cơ tử vong do sốc ma túy, hoang tưởng các sự việc không có thật gây ra các sự việc đáng tiếc cho người thân trong gia đình. Để nhanh chóng ngăn chặn và khuyên nhủ người thân từ bỏ ma túy, trước hết bạn hãy tìm cách phát hiện hành vi sử dụng ma túy.
3.1- Biểu hiện của người nghiện ma túy nhẹ
Ảnh hút heroin
Đối với ma túy trắng và thuốc phiện, người nghiện hay có thói quen và khung giờ sử dụng nhất định. Khi mới sử dụng người nghiện không nhất thiết phải dùng hàng ngày, mà có thể vài ngày hoặc một hai tuần dùng một lần. Và tần suất, liều lượng sử dụng của mỗi người khác nhau. Thông thường khi mới sử dụng loại ma túy này người nghiện thường dùng dạng hút (hít).
Nếu đến thời điểm cần dùng ma túy (cơn thèm), người nghiện không sử dụng sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu, cơ thể mệt mỏi đau nhức, toát mồ hôi và không muốn làm bất kỳ việc gì.
Xem ngay cách cai nghiện heroin, thuốc phiện >>> Phương pháp cai nghiện heroin dứt điểm không tái nghiện
Đối với các loại ma túy gây ảo giác của nhóm ma túy tổng hợp như ma túy đá, cần sa, cỏ, ke, kẹo những người mới dùng sẽ rất khó phát hiện ra, bởi những loại kích thích này không gây ra hội chứng thèm nhớ mãnh liệt hay vật vã về cơ thể. Đó chính là lý do nhiều người chưa hiểu về ma túy đá cho rằng loại ma túy này không gây nghiện. Để phát hiện con em mình có dùng loại ma túy này hay không gia đình cần sử dụng biện pháp xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.
3.2- Biểu hiện của người nghiện ma túy nặng
Những người nghiện ma túy nặng sẽ có nhiều hội chứng hơn và gia đình họ cũng dễ nhận biết hơn.
Đối với những người sử dụng heroin và thuốc phiện thời gian giữa hai cơn của họ sẽ dày đặc hơn, thậm chí ngày nào họ cũng phải sử dụng một vài lần. Với những người đã nặng họ sẽ chuyển sang hình thức tiêm chích, trên cơ thể ở những khu vực lấy ven như cánh tay, bắp đùi sẽ có các vết bầm tím kim châm.
Ngoài ra do quá trình sử dụng khiến họ thay đổi dần lịch sinh học, ăn uống thất thường dẫn đến tình trạng cơ thể gầy gò yếu ớt. Họ sẽ không chịu được việc thiếu ma túy dài ngày, nên họ sẽ có lịch cố định sử dụng ma túy. Thông thường vào buổi sáng hoặc chiều tối.
Đối với những người sử dụng ma túy đá, cần, cỏ, ke, kẹo khi mức độ lệ thuộc nặng họ sẽ có những cơn thèm nhớ, dù không có lịch “chơi ma túy” cố định như những người dùng heroin thuốc phiện nhưng hầu như ngày nào họ cũng cần sử dụng, càng sử dụng họ càng cảm thấy mệt mỏi.
Nhưng nếu không dùng họ gặp hội chứng nặng đầu, mất ngủ, nổi nóng thậm chí có nhiều người sẽ có ảo giác bị hãm hại, theo dõi hoặc ghen tuông vô cớ, có tiếng nói hoặc âm thanh trong tai liên tục, lo sợ vô cớ..
4- Cách xét nghiệm ma túy
Để quá trình khuyên nhủ người thân cai nghiện ma túy diễn ra nhanh hơn, gia đình cần nắm được chính xác bệnh nhân sử dụng loại ma túy nào. Thực sự tốt nhất khi bệnh nhân tự nguyện nói ra, nhưng trong một số trường hợp người nghiện không hợp tác hoặc luôn chối gia đình có thể dựa theo biểu hiện, dụng cụ sử dụng hoặc xét nghiệm ma túy trong máu và nước tiểu để xác định loại ma túy người nghiện đang dùng.
4.1- Biểu hiện và dụng cụ chơi ma túy
Đối với những người sử dụng heroin và thuốc phiện, dụng cụ để dùng ma túy của họ sẽ có máy lửa, kim tiêm, nước cất, thìa nhôm hay giấy bạc. Với những người vẫn đang sử dụng ma túy dạng hít, đồ dùng của họ càng tối giản hơn, thậm chí họ chỉ cần có ma túy dạng bột được hít qua đường mũi. Tuy nhiên họ sẽ thường biến mất theo lịch hoặc một khoảng thời gian cố định, trên người có các nốt kim châm, gia đình có thể dựa theo biểu hiện này để phát hiện.
Những người sử dụng ma túy đá các dụng cụ để chơi ma túy sẽ đa dạng hơn như: máy lửa đã được tháo nắp sắt, đèn khò, chai nhựa cắm ống hút, bình thủy tinh có ống hút, ống thủy tinh.
Chơi ma túy đá hay đập đá với dụng cụ tự chế đơn giản
Người dùng cần, cỏ, ke, kẹo thì không cần nhiều dụng cụ, chủ yếu phát hiện dựa trên túi đựng cần sa, cỏ có hình 3 lá có răng cưa màu xanh đậm, hoặc túi màu đỏ có hình mặt quỷ hay thậm chí là túi trà giảm cân.
Không có nhiều dấu hiệu khi người nghiện sử dụng ít, nhưng khi dùng nhiều sẽ có các dấu hiệu như nói nhiều, tỉ mẩn làm việc gì đó trong thời gian dài, mất ngủ hay chơi game liên tục, nguy hiểm hơn nữa sẽ có các dấu hiệu tức ngực khó thở mệt mỏi biểu hiện của sốc ma túy.
Cỏ Mỹ được đóng túi với nhiều hình ảnh kỳ quái
Các sợi cỏ được cắt vụn và tẩm sấy
Thậm chí Cỏ Mỹ được đóng gói dưới dạng trà giảm cân để qua mặt cơ quan chức năng
Trong trường hợp khó phát hiện qua biểu hiện hay dụng cụ sử dụng gia đình có thể dùng biện pháp xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để nhanh chóng và phát hiện chính xác chất ma túy.
4.2- Xét nghiệm ma túy trong nước tiểu
Biện pháp xét nghiệm qua nước tiểu đối với người dùng ma túy đá, cần sa, cỏ, ke, kẹo nên thực hiện trong khoảng thời gian dưới 4 ngày sau khi bệnh nhân sử dụng, bởi từ ngày thứ 5 trở đi cơ thể đào thải ma túy qua hệ bài tiết, dù có test cũng khó phát hiện được, thậm chí kết quả âm tính.
Gia đình chuẩn bị trước que thử ma túy 4 hoặc 5 chân, lấy nước tiểu cần test ngay chứ không để lâu và dùng que thử ma túy, nhúng trong nước tiểu từ 2 đến 3 phút, kết quả sẽ được hiển thị.
Que thử ma túy 4 chân xét nghiệm nước tiểu
Các bạn để ý phần chữ đỏ bên trên, các ký hiệu được hiểu như sau:
MET: Thử ma túy đá (hay còn gọi là ma túy tổng hợp)
THC: Thử cần sa, cỏ
MDMA: Thử thuốc lắc (kẹo)
MOP: Thử heroin
Sau khi thử nước tiểu, kết quả sẽ được hiển thị theo vạch ở khoảng trắng tương ứng ngay bên dưới mỗi cột chữ đỏ. Các bạn nhìn theo chữ C và T gióng sang ngang, kết quả như sau:
-
Nếu cột nào có 2 vạch cả phần C và T, kết quả âm tính, không có loại ma túy đó trong nước tiểu.
-
Cột nào có 1 vạch ở phần chữ C gióng sang, kết quả dương tính với ma túy tương ứng với cột đó, nghĩa là tìm thấy ma túy trong nước tiểu.
-
Cột nào có 1 vạch ở phần chữ T gióng sang thì không xác định được loại ma túy này, hoặc que thử bị lỗi, cần dùng que khác thử lại.
Kết quả sau khi nhúng que thử vào nước tiểu từ 2 - 3 phút
4.3- Xét nghiệm ma túy trong máu
Nếu gia đình chọn biện pháp thử ma túy trong máu, nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện để lấy máu xét nghiệm trong khoảng thời gian dưới hai ngày sau khi người nghiện sử dụng, từ ngày thứ 3 trở đi kết quả sẽ kém chính xác, hoặc kết quả đã âm tính.
Sau khi có kết quả xét nghiệm, nếu gia đình cảm thấy khó kết luận có thể gửi kết quả qua trung tâm để được hỗ trợ đọc kết quả xét nghiệm.
Khi kết quả xét nghiệm đã chính xác gia đình cần nói chuyện với người nghiện theo các trường hợp đã được chúng tôi phân tích bên trên. Có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc cần giải đáp các bạn hãy gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn đầy đủ.
5- Kinh nghiệm giúp người thân cai nghiện ma túy thành công
Sau khi thuyết phục người thân đồng ý cai nghiện, bước tiếp theo của mọi gia đình là tìm được 1 phương pháp cai nghiện hiệu quả, giúp người nghiện thoát khỏi ma túy hoàn toàn và không tái nghiện.
Bấm để xem ngay >>>
- Phác đồ cắt cơn và cai nghiện heroin, thuốc phiện nhẹ nhàng với Nhân Chính Khang 1
Hoặc đăng ký tư vấn: Bấm để đăng ký
Cai nghiện thành công trong cách nghĩ của đa số mọi người, tưởng chừng như chỉ cần sự quyết tâm, tiếp theo là không giao lưu bạn nghiện và không sử dụng ma túy, nhưng quyết tâm chỉ là điều kiện đầu tiên cần có, người nghiện và những người đã từng hỗ trợ người nghiện vượt cơn sẽ hiểu các hội chứng khi cai mệt mỏi - khó khăn ra sao và giữ người nghiện sau cai không tái nghiện vất vả như thế nào khi cai nghiện không đúng phương pháp.
Chúng ta hãy cũng tìm hiểu các phương pháp cai nghiện đang được áp dụng tại Trung Tâm Cai Nghiện Ma Túy Nhân Chính.
Chăm sóc hỗ trợ người nghiện ma túy vượt cơn
5.1- Cai Nghiện Nhóm Opiate: Heroin, thuốc phiện
Với những người sử dụng heroin thuốc phiện những cơn mệt mỏi bắt đầu bằng những ngày mất ngủ triền miên, tiếp theo đó là những hội chứng đau nhức cơ bắp, kiến bò (giòi bò) dưới da, đau khớp xương, sốt nóng lạnh, đau bụng, tiêu chảy (hoặc táo bón), toát mồ hôi liên tục, gai người và lạnh sống lưng, chảy nước mắt, buồn bực ngồi không yên. Sự vất vả ấy vẫn chưa hết khi ăn vào bao nhiêu lại muốn nôn ra hết bấy nhiêu, bản thân họ khi đó chỉ muốn nhanh chóng đi tìm tới ma túy để giải thoát sự khổ sở, vất vả bản thân đang phải chịu đựng.
Trong hoàn cảnh người thân đang vật vã, người nhà cần bình tĩnh bởi đó là các hội chứng khi cai nghiện nhóm heroin, thuốc phiện và người nào cai nhóm này cũng gặp những cơn vật vã như vậy. Việc cần làm là xem người nhà gặp hội chứng gì để hỗ trợ xử lý như:
- Tiêu chảy nhiều cần bù nước, điện giải để giúp người nghiện đỡ mệt; nôn nhiều cần uống trước chống nôn 15 phút để không lả người do không thể ăn được,..
Nếu người nghiện có các tiền sử bệnh lý như hô hấp, tim mạch hoặc hen suyễn cũng như bệnh lý khác, cần có chuyên viên y tế kiểm tra bởi khi cai ma túy có thể gây ảnh hưởng, phát triển bệnh lý ngoài ý muốn. Nếu gia đình có điều kiện, hãy liên hệ với các cán bộ cai nghiện ma túy để được tư vấn và sử dụng các hỗ trợ giúp người nghiện qua cơn nhẹ nhàng hơn.
Ngoài ra, khi cai nghiện nhóm heroin, thuốc phiện người nghiện cũng mệt mỏi, chán ăn. Gia đình cần hỗ trợ các món ăn loãng như cháo, món hầm, nước hoa quả tươi, nước dừa, sữa,.. để bổ sung dinh dưỡng và dễ hấp thu vào cơ thể.
Tránh các đồ ăn cay nóng, khó tiêu hóa gây mệt mỏi thêm cho người nghiện. Tùy theo điều kiện, sở thích, thói quen ăn uống của người nghiện mà gia đình chuẩn bị các món ăn cho phù hợp.
Sau khi tạm thời qua cơn từ 10 - 20 ngày tùy từng trường hợp, người nghiện dần ổn định và tạm thời cắt được các hội chứng, nhưng đây chỉ là giai đoạn đầu cho việc cai nghiện, chưa phải đã trải qua toàn bộ quá trình cai nghiện và các hội chứng sẽ còn quay lại trước khi tạm ổn định (dứt cơn), nhưng may mắn là hội chứng sẽ đỡ hơn những ngày đầu.
Theo kinh nghiệm tư vấn hỗ trợ nhiều năm của các cán bộ Trung Tâm Cai Nghiện Nhân Chính, người nghiện chưa trải qua giai đoạn phục hồi thần kinh sẽ bị ảnh hưởng 3 tác nhân chính gây thèm nhớ và tái nghiện gồm: Uống rượu bia, giao lưu gặp gỡ môi trường bạn nghiện và tâm lý ức chế, bực tức, căng thẳng. Hãy cùng tham khảo phác đồ 2 giai đoạn cắt cơn và hỗ trợ phục hồi sau cắt cơn của trung tâm cai nghiện Nhân Chính dưới đây.
Bấm để xem ngay >>>
Phác đồ cắt cơn và cai nghiện heroin, thuốc phiện nhẹ nhàng với Nhân Chính Khang 1
5.2- Cai Nghiện Nhóm Tổng hợp: Ma túy đá, cần sa, cỏ mỹ, ke, kẹo, bóng, tem, muối,...
Đối với những người sử dụng loại ma túy gây ảo giác như đá, cần, cỏ, ke, kẹo,.. khi thần kinh đã tổn thương ở mức độ nặng (từ giai đoạn 2 - xem thêm các giai đoạn tại đây),.
Việc ngừng lại ma túy khiến họ cảm thấy thèm nhớ, dù cơn thèm không mãnh liệt như những người dùng heroin và thuốc phiện, nhưng với mức độ kích thích mạnh khi sử dụng, nhóm ma túy tổng hợp thậm chí khiến người dùng thích thú lạm dụng nhiều hơn nhóm heroin, thuốc phiện và khi cai thì những ngày mất ngủ liên tục kéo theo nặng đầu càng làm cho thần kinh căng thẳng khó chịu, lúc nào cũng dễ ức chế tâm lý, họ sẽ không chịu được những áp lực dù rất nhỏ như lời thúc giục xuống ăn cơm cùng mọi người, thúc giục đi tắm, nghỉ ngơi của gia đình.
Đồng thời trong tâm lý của họ luôn lo lắng sợ hãi bản thân sẽ không thoát khỏi ma túy, thậm chí họ còn nghĩ rằng họ đang phải chịu thêm bệnh lý khác với mức độ nặng nề (tâm lý bi quan tiêu cực, dễ chán nản, trầm cảm).
Với những người ở giai đoạn 3 thì hội chứng phức tạp hơn nữa khi họ có những ảo giác bản thân đang bị người khác hãm hại, thậm chí gia đình người thân cho họ ăn uống họ cũng nghĩ đang bị hạ độc, hay những cơn ghen tuông với vợ - người yêu dẫn tới những hành động tiêu cực như đánh đập người thân của họ. Hội chứng ảo thanh liên tục gây ra âm thanh, tiếng động trong đầu như tiếng thúc giục người nghiện hành động (nhảy cầu, đánh lộn, nói xấu) hay tiếng nhạc làm cho họ luôn trong trạng thái căng thẳng và mệt mỏi.
Chúng tôi đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân của trung tâm có các hành động kỳ quặc như: thắp nhang, dán bùa quanh nhà vì nhìn thấy ma quỷ; bơi giữa nhà vì nghĩ mình là cá; pha muối gội đầu để trừ tà ma,..
Với các trường hợp giai đoạn 3, cần nhanh chóng ổn định tâm lý người nghiện khi cai, giúp họ tạm cắt các hội chứng loạn thần sau đó mới tác động tâm lý nhằm giúp họ cai nghiện thành công. Biện pháp tâm lý luôn luôn cần thiết với người nghiện, gia đình hết sức kiên nhẫn để giúp họ vượt qua dễ dàng hơn.
Có thể bạn quan tâm >>>
6- Một số câu hỏi của gia đình bệnh nhân
Trải qua hỗ trợ cho rất nhiều người cai nghiện thành công, các cán bộ của trung tâm chúng tôi cũng chia sẻ cho nhiều gia đình các biện pháp để giúp người thân họ thoát khỏi ma túy.
Đầu tiên để cai nghiện tốt các gia đình cần phải tạo một môi trường lành mạnh, nơi không có thuốc lá, rượu bia, bạn bè nghiện hay thậm chí là áp lực về tâm lý (như bên trên chúng tôi đã phân tích), bởi đó là các tác nhân gây tái nghiện.
Vậy cần phải tạo môi trường tốt như vậy trong bao lâu?
Câu trả lời là cho tới khi người thân của bạn kết thúc việc cai nghiện, nghĩa là đã cai thành công. Bởi khi chưa cai thành công, thì các tác nhân gây nghiện vẫn có thể ảnh hưởng tới họ, khiến họ tái nghiện.
Làm sao giữ được họ khi họ lên cơn, họ mà vật vã thì quên hết, phá cửa bỏ đi gia đình không ai ngăn cản được, phải làm thế nào lúc đó?
Trong những hoàn cảnh người nghiện tới cơn nghiện nhưng không sử dụng hỗ trợ cắt cơn, cắt hội chứng (thường gọi là cai bo), việc hội chứng vật vã có thể khiến họ không còn muốn lắng nghe hay cố gắng là điều dễ hiểu. Chính gia đình cũng cần rất kiên trì để cùng người nghiện vượt qua tâm lý khi cai, liên tục động viên, hỗ trợ dinh dưỡng tốt là việc cần thiết trong hoàn cảnh này. Và đương nhiên, nếu có điều kiện hãy có chuyên viên y tế bên cạnh để kịp thời xử lý các tình huống ngoài ý muốn.
Tốt hơn hết, gia đình nên tham vấn ý kiến của các cán bộ tư vấn cai nghiện ma túy và sử dụng hỗ trợ cắt cơn trước khi đến cơn để có thể giúp người nghiện không bị ảnh hưởng bởi những hội chứng cai như thèm nhớ hay vật vã.
Trung Tâm Cai Nghiện Ma Túy Nhân Chính sử dụng hỗ trợ Nhân Chính Khang 1 cho người dùng heroin, thuốc phiện; Nhân Chính Khang 2 cho người dùng ma túy đá, cần, cỏ, ke, kẹo trong 10 ngày đầu tiên, có 1 vài trường hợp nặng có thể kéo dài hơn 10 ngày, nhằm giúp họ cắt cơn, hội chứng khi cai.
Khi dùng hỗ trợ người nghiện sẽ không có hoặc giảm bớt phần lớn các hội chứng, cộng thêm quyết tâm họ sẽ vượt qua được giai đoạn đầu tiên của quá trình cai nghiện.
Gia đình chúng tôi cho người thân cai rất nhiều lần nhưng về được 1 thời gian ngắn lại tái nghiện, nhiều người cũng bảo đã nghiện thì không thể cai được có phải không?
Nếu gia đình đã đưa người thân đi cai nghiện chắc cũng đã biết, cai nghiện luôn có 2 giai đoạn cắt cơn và duy trì sau khi cắt cơn cai nghiện. Bạn có thể hiểu người nghiện cắt cơn xong vốn dĩ vẫn bị lệ thuộc ma túy, khi đưa họ về môi trường bình thường với những tác nhân gây thèm như rượu bia, áp lực tâm lý và bạn nghiện bên cạnh (chúng tôi thường gọi là “3 không”) thì họ tái nghiện là vấn đề sớm muộn.
Thực tế sau khi cắt cơn xong từ 7 - 15 ngày (khi có hỗ trợ Nhân Chính Khang) tùy mức độ nặng - nhẹ của mỗi người, gia đình nên cho người nghiện tiếp tục dùng hỗ trợ duy trì và phục hồi từ 6 - 12 tháng liên tục nhằm giúp họ duy trì trạng thái cắt cơn, trong thời gian này người nghiện đang dần ổn định nhưng chưa ổn định, gia đình cần tiếp tục tạo môi tường tốt nhất tránh “3 không” tác nhân cho đến khi kết thúc quá trình cai nghiện.
Tại Trung Tâm Cai Nghiện Ma Túy Nhân Chính sử dụng Nhân Chính Khang 3 trong giai đoạn này.
Bài viết này tổng hợp dựa trên kinh nghiệm tư vấn điều trị cai nghiện cho các người nghiện tại trung tâm, trong thời gian hỗ trợ cho các gia đình có người thân sử dụng ma túy, dù rất cố gắng nhưng chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý của các quý bạn đọc.
Bấm để xem ngay >>>
Phác đồ cắt cơn và cai nghiện heroin, thuốc phiện nhẹ nhàng với Nhân Chính Khang 1
Nhập thông tin để nhận tư vấn & điều trị, cán bộ trung tâm sẽ gọi lại cho anh/chị sau ít phút.
***Lưu ý: Mọi thông tin đều được bảo mật, và chỉ dùng để phục vụ quá trình tư vấn & điều trị.
HOTLINE: 09 4949 2266 - 0982 810 963
Đăng ký tư vấn & điều trị ngay
Công ty TNHH Nhân Chính
Trung Tâm Tư Vấn & Điều Trị Nghiện Ma Túy Tự Nguyện
VĂN PHÒNG TƯ VẤN HÀ NỘI
Tòa CT1, Chung Cư 789 Bộ Quốc Phòng, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Thời gian: 8h - 22h từ Thứ 2 - CN
Trưởng VP: Trần Văn Thuyên
Email: cainghiennhanchinh@gmail.com
Zalo: 0949 49 2266
Viber: 0982 810 963